Cải Tạo Xe Tải Van

Sản phẩm

Mã sản phẩm:

Năm sản xuất:

Tải trọng:

Tổng trọng tải: 940

KT lòng thùng:

KT tổng thể:

Dung tích xi lanh:

Cỡ lốp:

Giá bán: Liên hệ

TTO - Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT được bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, có hiệu lực từ ngày 1-7-2020, xe tải dưới 1,5 tấn sẽ không được xem là xe con như quy định hiện hành.

Cụ thể, Quy chuẩn 41:2019/BGTVT quy định ôtô con (hay còn gọi là xe con) là ôtô được xác định theo giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, để chở người không quá 9 chỗ ngồi kể cả chỗ người lái.

Xe bán tải (xe pick-up), xe tải VAN có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông dưới 950kg, xe 3 bánh có khối lượng bản thân lớn hơn 400kg, trong tổ chức giao thông, được xem là xe con.

Còn ôtô tải (hay còn gọi là xe tải) là ôtô có kết cấu và trang bị chủ yếu để chuyên chở hàng hóa bao gồm cả ôtô đầu kéo, ôtô kéo rơmoóc và các loại như xe pick-up, xe tải VAN có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông từ 950 kg trở lên.

Trong khi đó quy chuẩn 41:2016/BGTVT hiện hành quy định ôtô con là: xe để chở người không quá 9 chỗ ngồi, kể cả lái xe hoặc ôtô chở hàng với khối lượng chuyên chở cho phép dưới 1,5 tấn; ôtô con bao gồm các loại xe có kết cấu như xe máy 3 bánh nhưng có tải trọng bản thân xe lớn hơn 400kg và tải trọng toàn bộ xe cho phép nhỏ hơn 1,5 tấn. Xe bán tải (xe pick-up) có khối lượng chuyên chở cho phép nhỏ hơn 1,5 tấn và có từ 5 chỗ ngồi trở xuống được xem là xe con.

Còn ôtô tải là ôtô để chở hàng hoặc thiết bị chuyên dùng có khối lượng chuyên chở từ 1,5 tấn trở lên.

Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội từng kiến nghị phải điều chỉnh lại quy định xe tải dưới 1,5 tấn là xe con vì dễ làm giao thông nội đô Hà Nội hỗn loạn… Việc xem xe tải dưới 1,5 tấn là xe con gây những khó khăn về quản lý hoạt động xe tải dưới 1,5 tấn nhất là ở những đô thị cấm xe tải đi vào nội đô theo giờ, theo đường như Hà Nội.

Quy chuẩn 41:2019/BGTVT quy định: tín hiệu vàng bật sáng, phải dừng lại trước vạch dừng, trường hợp đã đi quá vạch dừng hoặc đã quá gần vạch dừng nếu dừng lại thấy nguy hiểm thì được đi tiếp. Quy định này không có sự khác biệt với quy định hiện hành.

Trong khi đó, khi nghị định 46 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt có hiệu lực từ 1-8-2016 và nghị định 100 hiện hành ( thay thế nghị định 46) chỉ quy định mức phạt với hành vi "không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông". Quy định này khiến dư luận từng tranh cãi vào năm 2016 về mức xử phạt vượt đèn vàng bằng với mức phạt vượt đèn đỏ.

Nội - Ngoại thất

Với thủ tục đơn giản, nhanh gọn. Xe ôtô khách sau khi làm sang ôtô tải VAN sẽ được tăng niên hạn thêm 5 năm (25 năm). Trung tâm sang tên xe Việt Nam cung cấp dịch vụ hoán cải ôtô khách, ôtô con thành ôtô tải Van (bán tải) nhanh gọn với chi phí cạnh tranh nhất. Với gẫn 10 năm kinh nghiệm, chúng tôi tự tin đáp ứng được mọi nhu cầu của quý khách hàng.

 

 

Hoán cải ôtô khách, ôtô con thành ôtô tải Van (bán tải)

Tìm hiểu xe van - xe ô tô tải van là xe gì?

Xe van là một khái niệm không còn xa lạ đối với nhiều người Việt Nam. Dòng xe này được ưa chuộng vì vừa có thể dùng để vận chuyển người, vừa có thể làm xe tải chở hàng. Vậy xe van là gì? Chữ “Van” bắt nguồn từ chữ caravan trong tiếng Anh, khởi đầu biểu thị nghĩa là "xe dạng khối kín".Hiểu một cách đơn giản thì đó là dòng xe ô tô cỡ trung có kích thước nhỏ hơn xe khách nhưng lớn hơn dòng xe đa dụng (MVP / minivan). 

Xe van là gì? Xe van thật chất là một loại xe tải đa dụng nó có thể giúp người sử dụng chuyển đổi từ nhu cầu chở người sang dịch vụ vận chuyển hàng hóa một cách dễ dàng với hàng ghế sau được thiết kế như một khoang chở hàng rộng rãi tiện nghi. Với mức giá bán thấp tại thị trường Việt Nam hiện nay mẫu xe này cũng đang dần dần thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng khi có nhu cầu kinh doanh vận chuyển hàng hóa

Hiện nay xe van chủ yếu được sử dụng trong các lĩnh vực vận tải kinh doanh được dùng nhiều tại các bệnh viện lớn, hay tham gia chuyên chở hàng hóa trong khách sạn, dịch vụ bưu chính,...Nếu chỉ nhìn bên ngoài thì không thể nào đoán được đây là một chiếc xe chuyên dụng để chở hàng hóa là chủ yếu, và trên thực tế cũng rất ít người sử dụng xe van để phụ vụ cho mục đích gia đình, hầu như nó được sử dụng chủ yếu để đáp ứng như cầu chuyên chở kinh doanh. Điển hình nhất là 3 mẫu xe:  Ford Transit, Toyota HiAce, Mercedes-Benz Sprinter

Thông số kỹ thuật

Ô tô tải VAN được cải tạo từ ô tô khách hoặc ô tô con được định nghĩa trong TCVN7271:2003 như sau: Ô tô tải VAN là ô tô tải thùng kín có khoang chở hàng liền khối với khoang người ngồi)

1. Loại phương tiện này là một dạng ô tô chở hàng với các đặc điểm sau:

– Khi hoán cải thành xe tải Van sẽ được tăng thêm 5 năm sử dụng (tổng thời hạn sử dụng phương tiện là 25 năm kể từ năm sản xuất).

– Khoang chở hàng dạng kín liền khối với khoang người ngồi.Có bố trí cửa xếp, dỡ hàng ở phía sau và có thể có thêm ở hai bên thành xe.

– Có vách ngăn và/hoặc kết cấu rào chắn cố định để ngăn cách giữa khoang chở hàng và khoang người ngồi.

– Không bố trí cửa sổ trên các thành xe tại khu vực khoang chở hàng và trêncác cửa xếp, dỡ hàng ở hai bên thành xe; nếu có cửa sổ lắp kính hoặc ô kính cố định thì phải có các thanh chắn hoặc lưới kim loại cố định.

– Tại khu vực khoang chở hàng không bố trí các trang thiết bị sau đây: các kết cấu, liên kết chở để lắp ghế; dây đai an toàn; cơ cấu điều khiển điều hòa nhiệt độ; gạt tàn thuốc lá; giá để ly, cốc.

2. Nhà Nước có một số quy định khi hoán cải từ ô tô khách/con thành ô tô tải VAN như sau:

+ Ô tô tải VAN khi hoán cải từ ô tô khách/con được tính là thay đổi mục đích sử dụng nên chỉ có thể hoán cải đối với những phương tiện có thời gian sử dụng từ 15 năm trở xuống.

Ví dụ: Bạn có xe khách 16 chỗ TOYOTA HIACE sản xuất tháng 02/2002, đến tháng 10/2017 xe của bạn có thời gian sử dụng là: 2017 – 2002 = 15 năm, vậy xe khách TOYOTA HIACE của bạn vẫn được phép cải tạo thành xe tải VAN (lưu ý: sang đến năm 2018 sẽ không thể cải tạo thành xe tải VAN những xe sản xuất năm 2002 nữa).

Tỉ lệ giữa khối lượng hàng hóa cho phép chở (mh) với tổng khối lượng của số người cho phép chở không kể người lái (mng) lớn hơn 1,8.

Ở đây khối lượng tính toán cho một người được xác định theo quy định của nhà sản xuất nhưng không nhỏ hơn 65kg/người.

+ Diện tích hữu ích của sàn khoang chở hàng (Fh) không nhỏ hơn 1.0 m2 và lớn hơn diện tích hữu ích của sàn khoang chở người (Fng). Phải đảm bảo tỉ lệ Fh/Fng >1,8 (đối với ô tô tải Van từ 2 hàng ghế trở lên)

Diện tích hữu ích của sàn khoang chở hàng (Fh) được quy định tính toán như sau:

Fh = Lh x Bh

Trong đó:

Lh: Chiều dài hữu ích bên trong khoang chở hàng.

Bh: Chiều rộng hữu ích bên trong khoang chở hàng.

Diện tích hữu ích của sàn khoang chở người (Fng) được quy định tính toán như sau:

Fng = Lng x Bng

Trong đó:

Lng: Chiều dài hữu ích bên trong khoang chở người.

ng: Chiều rộng hữu ích bên trong khoang chở người.

Lh, Bh, Lng, Bng được xác định như hình dưới đây

 

hình ảnh thùng xe

Chính sách bán hàng - Cam kết với khách hàng:
1. Giá cả cạnh tranh, chất lượng tốt nhất thị trường.
2. Hỗ trợ cho vay mua xe trả góp 70% giá trị xe.
3. Hỗ trợ đóng các loại thùng (thùng kín, mui bạt) theo yêu cầu của khách hàng.
4. Hỗ trợ đăng kí, đăng kiểm nhanh chóng cho khách hàng.
5. Cung cấp dịch vụ sữa chữa, bảo dưỡng, bảo hành theo tiêu chuẩn . Phụ tùng chính hãng.
6. Bảo hành 3 năm hoặc 100.000km tại tất cả các chi nhánh của trên toàn quốc.
 
---------- LIÊN HỆ -----------
 SẢN PHẨM ĐANG ĐƯỢC CHÀO BÁN TẠI CÔNG TY Ô TÔ ĐÔNG ANH
MỌI CHI TIẾT VUI LÒNG LIÊN HỆ
Công ty TNHH Ô TÔ ĐÔNG ANH
Showroom: 
Km3 Đường Bắc Thăng Long - Nội Bài - Hà Nội
Hotline: 0985.011.344 - 0914.011.344
http://otodonganh.com.vn
 

ƯỚC TÍNH MUA XE

video clip

Đối tác

Đối tác Đối tác Đối tác Đối tác Đối tác Đối tác
Menu
Gọi điện SMS  Chỉ đường